KHI NÀO CẦN THAY MÁ PHANH Ô TÔ?

Thời gian - Chất lượng - Giá thành - Taọ nên sức cạnh tranh

Giờ làm việc: 08:00 - 17:00

Email: garagenhatphat@gmail.com

KHI NÀO CẦN THAY MÁ PHANH Ô TÔ?
Ngày đăng: 3 năm trước

   Má phanh ô tô là gì?

Má phanh là bộ phận thuộc hệ thống phanh của ô tô, má phanh là chi tiết trực tiếp gây ngừng chuyển động của xe ô tô bằng việc gây ra ma sát giữa má phanh và đĩa phanh làm ô tô dần dần dừng chuyển động.

Khi bạn đạp phanh, lực ép sẽ truyền từ chân phanh qua đầu phanh rồi đến má phanh. Lúc này, má phanh sẽ kẹp vào đĩa phanh và tạo ra lực ma sát khiến xe chạy chậm lại hoặc dừng hẳn. Chính vì thế, bộ phận này sẽ bị mòn theo thời gian và cần được để ý thay thế.

 

 

 Dấu hiệu cảnh báo cần thay má phanh ô tô ngay: 

Phát ra tiếng kêu

- Trong quá trình sử dụng phanh, nếu bạn nghe thấy các tiếng kêu ken két,… thì điều này chứng tỏ má phanh của bạn đã bị ăn mòn và cần phải được thay thế. Nguyên nhân có thể do má phanh bị mòn trơ đinh tán, hoặc đinh tán má phanh bị lỏng,…

Đèn phanh báo sáng liên tục

 - Trong hệ thống phanh trên ô tô có một bộ phận báo sáng để nhắc nhở tài xế về độ an toàn của má phanh. Khi đèn báo sáng liên tục thì nguyên nhân chủ yếu có thể do cảm biến ABS bị bẩn, cảm biến ở bánh xe gặp trục trặc, dầu phanh xuống quá thấp hoặc bộ điều khiển ABS hỏng.

 

 

 

Phanh không ăn

- Do má phanh đã gặp vấn đề như: quá cứng hoặc quá mềm, má phanh bị mòn, hoặc có thể phanh bị kẹt,… Nếu thấy hiện tượng phanh không ăn thì bạn cần nhanh chóng đến các gara sửa chữa, bảo dưỡng ô tô để khắc phục kịp thời, đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

Xe bị rung lắc hoặc bị lạng sang 2 bên khi phanh

- Trong khi phanh, nếu bạn thấy có sự khác lạ về hướng chuyển động của xe, như là có một lực khiến xe lạng trái, lạng phải, hoặc liên tục bị giật thì nguyên nhân có thể là do má phanh đã bị mòn, lực phanh không ổn định giữa các bánh, hệ thống không còn ổn định.

 

 

Bàn đạp phanh bị rung lắc hoặc đạp sát sàn

- Nguyên nhân có thể do cần đẩy piston xilanh chính bị cong, các khe hở má phanh hoặc thanh nối bị điều chỉnh sai, khí lọt vào trong hệ thống phanh, thiếu dầu, xilanh hỏng,… Nếu thấy hiện tượng bàn đạp phanh bất thường, rung lắc, hoặc đạp đến sát sàn rồi mà vẫn chưa phanh được thì cần kiểm tra hệ thống phanh ngay để đảm bảo an toàn.

Má phanh mòn không đều

- Vì những nguyên nhân như kẹt ắc phanh, kẹt piston phanh, đĩa phanh mòn không đều… sẽ dẫn tới các má phanh bị mòn không đều nhau. Đây không phải là trường hợp hiếm gặp. Nếu thấy hiện tượng này thì bạn nên mang xe đến các trung tâm bảo dưỡng để kiểm tra xem có nên thay má phanh mới hay không.

Độ dày má phanh

- Việc kiểm tra độ dày má phanh thường được kết hợp trong những lần bảo dưỡng, thay dầu xe. Nếu độ dày má phanh trên xe của bạn còn dưới 3mm thì bạn nên thay má phanh ô tô mới để đảm bảo độ ma sát khi phanh.

 

 

Khi má phanh bị vỡ, bị chai cứng (do trước đó thay phải má phanh kém chất lượng)

- Trong trường hợp bạn thay phải các loại má phanh kém chất lượng, sẽ dần đến trường hợp má phanh của bạn dễ bị chai cứng, thậm chí là vỡ. Điều này là vô cùng nguy hiểm khi đang tham gia giao thông, đặc biệt là trong các tình huống bất ngờ xảy ra.

Thay má phanh ô tô theo số km vận hành

Theo các chuyên gia khuyến cáo cứ khoảng 40.000km chạy xe hoặc sau 2 năm sử dụng thì nên kiểm tra má phanh một lần để đảm bảo hệ thống phanh hoạt động bình thường. Tuy nhiên, nếu xe hoạt động trong khu vực đô thị đông đúc khiến thường xuyên phải rà phanh hoặc thói quen lái xe rà phanh nhiều thì thời điểm thay má phanh sẽ sớm hơn. Tốt nhất, chủ xe cần thường xuyên kiểm tra hệ thống phanh ô tô theo mốc bảo dưỡng ô tô định kỳ.

 

 

 

 

 

0
Zalo
Hotline