1. Các loại mất tập khi lái xe ô tô
Phần lớn các vụ tai nạn giao thông xảy ra hiện nay đều xuất phát từ nguyên nhân người điều khiển mất tập trung khi lái xe. Có thể phân chia các yếu tố gây mất tập trung khi lái xe ô tô thường gặp thành 3 loại, bao gồm:
- Xao nhãng tâm lý: là việc người lái hay suy nghĩ nhưng không liên quan đến việc điều khiển xe. Người lái nói chuyện với hành khách, nghe nhạc, nghe đài,... dễ bị xao nhãng tâm lý. Đặc biệt, loại mất tập trung này dễ dẫn đến các loại xao nhãng khác.
- Xao nhãng thị giác: Người lái quan sát bất kỳ thứ gì trong lúc lái xe nhưng lại không nhằm điều khiển xe đúng cách. Đó có thể là việc ngắm cảnh, để ý ai đó hay sự việc nào đó, nhìn điện thoại trong lúc lái xe… Thói quen này cực kỳ nguy hiểm bởi một trong những nguyên tắc lái xe hàng đầu là người lái cần tập trung quan sát mọi lúc.
- Xao nhãng thao tác tay: Hiện tượng này xảy ra khi người điều khiển bỏ một hoặc cả hai tay để làm việc gì đó trong khi lái xe. Việc bấm điện thoại, chỉnh màn hình, chỉnh loa xe, trang điểm,.. dẫn đến xao nhãng tay đang điều khiển xe. Điều này làm giảm đáng kể tốc độ và khả năng xử lý tình huống trong trường hợp diễn ra sự cố bất ngờ.
2. Những yếu tố gây mất tập trung khi lái xe
Mất tập trung khi lái xe là tình trạng người lái cần tránh. Người điều khiển xe nên lưu ý 8 nguyên nhân mất tập trung khi lái xe để không dẫn đến các hiện tượng xao nhãng như trên, tránh xảy ra tai nạn ngoài ý muốn.
Suy nghĩ miên man
Tưởng chừng suy nghĩ miên man là vô hại nhưng thực tế lại tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Bởi khi đầu óc con người chìm sâu vào các suy nghĩ thì dễ dần dần lơ là, thiếu chú ý với những diễn biến trên đường.
Một nghiên cứu ở Mỹ chỉ ra rằng trong tất cả vụ va chạm xảy ra bởi lái xe mất tập trung thì có đến 62% là do tài xế miên man suy nghĩ tới việc khác. Tỷ lệ này cao gấp 5 lần so với nguyên nhân nói chuyện điện thoại hay nhắn tin khi đang lái xe.
Rượu bia
Tỷ lệ các vụ tai nạn liên quan đến việc sử dụng rượu, bia ngày càng tăng cao. Đặc biệt, hậu quả của những vụ tai nạn này cũng thường rất nghiêm trọng. Đây chính là lý do vì sao nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam áp dụng quy định nghiêm cấm người uống bia rượu điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Điện thoại
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, chiếc điện thoại gần như là vật bất ly thân. Chức năng của nó đã không đơn giản chỉ nghe/gọi mà còn giúp tìm kiếm thông tin, truy cập internet, giải trí… Tuy nhiên những cuộc gọi, tin nhắn, những thông báo từ một trang tin hay mạng xã hội nào đó… tất cả đều dễ dàng khiến người lái bị mất tập trung. Nghe điện thoại, nhắn tin, lướt mạng xã hội… luôn là một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến tai nạn nhất.
Tình trạng buồn ngủ
Buồn ngủ là yếu tố gây mất tập trung khi lái xe khá thường gặp, cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra các vụ va chạm giao thông nghiêm trọng. Theo NHTSA (Cơ quan An toàn Giao thông cao tốc Quốc gia Mỹ), có khoảng hơn 600 người tử vong trong các vụ tai nạn tại Mỹ vào năm 2020 mà nguyên nhân có liên quan đến việc người lái buồn ngủ trong lúc lái xe.
Đây là trường hợp thường gặp và cũng gây nên hậu quả vô cùng lớn. Một số trường hợp khiến người lái dễ buồn ngủ khi lái xe bao gồm:
- Người điều khiển xe lái xe đường dài hay lái xe ô tô ban đêm lái xe ô tô vào ban đêm. Lúc này, người lái rơi vào trạng thái mệt mỏi hoặc muốn nghỉ ngơi, dẫn đến việc buồn ngủ, thiếu tỉnh táo.
- Lái xe một mình di chuyển trên đường với tốc độ cao trong trạng thái im lặng, ví dụ như lái xe trên cao tốc. Do trạng thái êm, người lái dễ buồn ngủ và rơi vào tình trạng mất kiểm soát tay lái.
Ăn uống
Ăn uống khi đang lái xe là một hành động mà tài xế phạm sẽ phải cùng lúc nhiều loại xao nhãng. Thay vì tập trung lái xe, mắt quan sát phía trước thì rất dễ hướng sự chú ý đến món ăn hay thức uống. Và lẽ dĩ nhiên tay cũng rời bỏ vô lăng để cầm đồ ăn, thức uống, thậm chí cầm liên tục trong một quãng đường dài. Một nghiên cứu kết luận ăn uống khi lái xe có thể tăng rủi ro gặp tai nạn lên đến 80%.
Tâm trạng
Lái xe khi đang trong trạng thái tức giận, bực bội, kích động cũng có thể tăng nguy cơ gặp tai nạn lên gấp 10 lần. Ở các nước có hệ thống giao thông phức tạp, thường xuyên kẹt xe, thời tiết nắng nóng như Việt Nam thì tâm trạng, cảm xúc con người có thể dễ bị ảnh hưởng hơn dù chỉ gặp một tình huống nhỏ không hài lòng
Điều chỉnh điều hòa nhiệt độ hoặc âm thanh
Việc điều chỉnh hệ thống điều hòa ô tô, lựa chọn bài hát hoặc danh sách phát, kênh radio, tăng giảm âm lượng,... khiến người lái phải rời mắt khỏi vô lăng. Tuy nhiên trong thời gian ngắn ngủi đó, nếu có người hoặc phương tiện cắt ngang, người điều khiển không thể kịp thời quan sát tình huống và xử lý. Điều này có thể phát sinh sự cố nghiêm trọng cho cả người lái lẫn phương tiện đang tham gia giao thông.
Trang điểm, hút thuốc
Việc trang điểm trên xe khiến người lái đôi khi phải buông 1 tay khỏi vô lăng hoặc dời tầm mắt nhìn vào gương. Điều đó khiến người lái bị phân tâm khi lái xe, dẫn đến không thể kiểm soát được tình hình.
Khi hút thuốc, việc châm thuốc, hút hay nhả khói, gảy tàn thuốc vào gạt tàn đều khiến tầm mắt của người lái không thể tập trung vào con đường phía trước. Lúc này, chủ xe thiếu sự tập trung chú ý, dẫn đến không kịp quan sát và xử lý tình huống, dễ xảy ra va chạm với các phương tiện khác.
3. Biện phát khắc phục mất tập trung khi lái xe
Để tránh xao nhãng, mất tập trung khi lái xe có thể áp dụng 5 nguyên tắc lái xe an toàn nổi tiếng của Smith System là A.G.K.L.M – “All Good Kids Love Milk” (Mọi đứa trẻ ngoan đều thích sữa).
A – Aim high in steering – Nhìn xa hơn về phía trước: Không nên chỉ nhìn xuống phần đường trước đầu xe hay nhìn chằm chằm vào xe phía trước mà cần có tầm nhìn xa hơn về phía trước để dễ dàng phán đoán, nhanh chóng nhận biết và kịp thời xử lý nếu có tình huống bất ngờ xảy ra.
G – Get the big picture – Nhìn bao quát: Nên có góc quan sát càng bao quát, càng tổng thể càng tốt. Điều này sẽ giúp dự đoán được những tình huống, nguy hiểm tiềm ẩn có thể xảy ra để đưa ra phương hướng xử lý phòng tránh kịp thời.
K – Keep your eyes moving – Quan sát linh hoạt: Không nên chỉ tập trung phía trước mà còn cần quan sát cả hai bên hông xe qua gương chiếu hậu. Điều này giúp kiểm soát tốt hơn không gian mà xe di chuyển, nhận biết nhanh nếu có xe phía sau đang muốn vượt.
L – Leave yourself an out – Để lại khoảng thoát: Nên giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước cũng như xe chạy hai bên. Cố gắng luôn chừa lại lối thoát để đủ không gian hay thời gian để xử lý nếu xảy ra sự cố bất ngờ.
M – Make sure they see you – Luôn đảm bảo các tài xế xe khác thấy xe bạn: Trong các tình huống như xin vượt, chuyển hướng, rẽ, nhập làn… hãy luôn bật đèn tín hiệu và bấm còi xe để các lái xe khác thấy xe bạn và chủ động nhường đường. Nhất là trước khi vượt hay bắt buộc chạy song song cạnh xe lớn phải chắc chắn rằng lái xe nhìn thấy xe bạn, tuyệt đối không ở lâu trong vùng mù của xe khác.
⇒ Lái xe không đơn giản chỉ là lên xe và lái. Lái xe là bạn đang nắm giữ sự an toàn của chính mình cũng như nhiều người khác. Do đó hãy là người có trách nhiệm.