Khi lái xe ô tô, có rất nhiều lỗi nhỏ mà tài xế thường hay mắc phải, nếu không biết và điều chỉnh kịp thời sẽ dễ tạo thành thói quen không tốt.
Điều này gây ảnh hưởng xấu trong quá trình tham gia giao thông. Hãy cùng NHẤT PHÁT tìm hiểu đó là gì nhé!!!
• Vượt Đèn Vàng
Thói quen xấu này có lẽ hình thành từ những lần bạn bị trễ làm, trễ hẹn , hành vi vượt đèn vàng sẽ bị phạt và làm đoạn đường đó ùn tắc nghiêm trọng, nhiều trường hợp vượt ẩu tài xế sẽ gây tai nạn nghiêm trọng.
Khi đèn vàng bật sáng, xe chưa đi quá vạch dừng xe nhưng vẫn cố tình đi tiếp sẽ phạm lỗi vượt đèn vàng.
Theo quy định, tín hiệu đèn vàng nhấp nháy xe vẫn được đi nhưng phải giảm tốc độ và chú ý quan sát, đồng thời nhường đường cho các phương tiện khác hoặc người đi bộ qua đường.
Xe ô tô không chấp hành hiệu lệnh của đèn giao thông có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 VNĐ và tước giấy phép lái xe (GPLX) từ 1 - 3 tháng.
• Đi qua đường hầm không bật đèn chiếu gần
Dù là ban ngày hay ban đêm, khi lái xe ô tô qua hầm đường bộ, tài xế đều phải bật đèn chiếu gần để các xe khác quan sát được, đây là quy định. Do đó, nếu cảnh sát giao thông phát hiện phương tiện không bật đèn chiếu gầm lúc qua hầm, xe sẽ bị xử phạt.
• Không thắt dây an toàn
Lỗi không thắt dây an toàn khi điều khiển xe ô tô là một trong những lỗi vi phạm giao thông phổ biến của tài mới. Tuy nhiên, hiện nay tất cả các mẫu xe ô tô đời mới đều đã bổ sung tính năng cảnh báo bằng âm thanh nếu người trên xe không thắt dây an toàn góp phần giảm thiểu khá nhiều trường hợp vi phạm lỗi này.
• Đạp nhầm chân ga
Đạp nhầm chân ga thay vì chân phanh dễ xảy ra đối với người mới (do thiếu kinh nghiệm và mất bình tĩnh trong nhiều trường hợp khẩn cấp).
Để khắc phục được vấn đề này và không gây ra những tai nạn nghiêm trọng, người lái xe nên giữ gót chân nghiêng về bên chân phanh, chỉ cần xoay gót để dùng mũi nhích chân ga.
Lúc lái xe nên đặt hờ mũi giày ở chân phanh mỗi khi không cần đạp ga, nếu có bất ngờ thì phản xạ sẽ là đạp thẳng xuống phanh chứ không đạp nhầm.
• Mở cửa xe không quan sát
Khi đỗ và mở cửa xe, tài xế cần đặc biệt quan sát xem phía sau có xe đạp, xe máy hoặc xe lớn đang di chuyển lên hay không. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho cả tài xế và những người tham gia giao thông khác.
• Không điều chỉnh gương đúng cách
Gương chiếu hậu và gương chiếu hậu bên hông không phải là đồ trang trí. Chúng là những công cụ quan trọng trong xe giúp bạn quan sát những gì phía sau và hai bên xe của bạn. Đảm bảo rằng gương trên ô tô của bạn ở đúng vị trí là cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, phần lớn tài xế lái xe với gương không đúng vị trí và không được điều chỉnh đúng cách. Điều này có thể dẫn đến tai nạn, vì mọi người không thể nhìn thấy đầy đủ những chiếc xe đang chạy phía sau họ.
Gương chiếu hậu định vị kém đặc biệt không tốt, vì nó có thể dẫn đến nhiều vụ tai nạn khi mọi người chuyển làn mà không nhìn thấy xe khác ngay bên cạnh. Mặc dù sẽ luôn có "điểm mù" trên gương chiếu hậu, nhưng vấn đề càng được khuếch đại khi gương được điều chỉnh quá kém đến mức người lái xe đang nhìn vào tay nắm cửa của chính họ chứ không phải những chiếc xe đang lái bên cạnh họ.
Cách tốt nhất là luôn dành một chút thời gian khi bạn mới bước vào xe để điều chỉnh tất cả các gương về đúng vị trí. Hướng gương bên ra ngoài để bạn không nhìn thấy xe của mình và bạn sẽ loại bỏ gần như hoàn toàn điểm mù.
• Chuyển làn dường nhưng không bật xi nhan
Tại các thành phố lớn, lỗi không bật xi nhan khi chuyển làn đường rất thường hay gặp. Đặc biệt, nếu ở trên đường cao tốc thì lỗi này khá là nghiêm trọng. Bởi vì các xe đang chạy tốc độ cao mà có xe chuyển làn đường không báo trước dễ gây ra tai nạn liên hoàn.
Do đó, tài xế nên lưu ý bật xi nhan trước khoảng 5s hoặc ước chừng khoảng cách an toàn rồi bật xi nhan để các tài xế phía sau đều biết xe bạn sắp chuyển làn đường.
• Dừng đậu đỗ không đúng quy định
Rất nhiều tài xế thường có thói quen dừng xe bừa bãi và không cần biết nơi đó có cho phép dừng xe hay không. Để chứng minh mình là một người văn minh khi tham gia giao thông, lái xe ô tô nếu muốn dừng, đậu, đỗ tại một địa điểm nào đó chúng ta cần quan sát xem nơi đó có biển cấm đậu đỗ hay không. Hoặc quan sát xem nơi đó có biển cho phép đậu xe hay không để tránh việc vi phạm khi tham gia giao thông.
• Xe đè lên vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ
Các vạch dừng xe đều có sẵn ở ngã 3, ngã 4 hoặc điểm có đèn giao thông. Theo đúng quy định, phương tiện tham gia giao thông phải tuân thủ dừng xe phía sau vạch này. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, tài xế lái xe không tuân thủ và muốn vượt đèn đỏ ở những giây cuối nên đã đè lên vạch dừng xe.
⇒ Trên đây là những trường hợp cần lưu ý khi tham gia giao thông để chúng ta có một chuyến đi an toàn nhé!!!