Điều hòa ô tô hiện là một trong những trang bị không thể hiếu của xe hơi. Đối với những quốc gia có mùa hè nắng nóng như Việt Nam, hệ thống điều hòa ô tô càng trở nên cần thiết hơn nữa. Hệ thống điều hòa trên xe ô tô tuy khá quen thuộc và được sử dụng hàng ngày nhưng không phải ai cũng hiểu hết về nó.
Vì vậy Ô Tô Nhất Phát sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin, kiến thức đầy đủ nhất trong bài viết dưới đây về điều hòa ô tô nhé!
1. Cấu tạo của điều hòa ô tô gồm bộ phận nào?
Về cơ bản, cấu tạo của các hệ thống điều hòa ô tô đều bao gồm những bộ phận chính như máy nén, bình ngưng, bình làm khô, van giãn nở nhiệt, máy hóa hơi và chất làm lạnh. Trong đó, chất làm lạnh là một dạng chất lỏng, bay hơi ở nhiệt độ thấp.
2. Nguyên lý hoạt động của điều hòa ô tô
Đầu tiên, máy nén được nối với động cơ bằng dây curoa, hút chất làm lạnh ở thể khí rồi nén ở áp suất cao. Khi bị nén, chất làm lạnh tăng nhiệt độ và được đẩy sang dàn nóng ở phía đầu xe, gần lưới tản nhiệt và có quạt riêng.
Ở dàn nóng, chất làm lạnh được tản nhiệt ở áp suất cao và hóa lỏng, chuyển sang van giãn nở. Tại van giãn nở, áp suất giảm đột ngột nên chất làm lạnh hóa hơi và được chuyển đến giàn lạnh.
Khi đến giàn lạnh, chất làm lạnh lấy nhiệt từ môi trường xung quanh khiến nhiệt độ giảm xuống, hơi lạnh được quạt gió thổi ra ngoài. Gió thổi từ dàn lạnh có thể là gió trong, gió ngoài hoặc cả hai.
3. Khi nào cần bảo dưỡng điều hòa xe ô tô?
Theo các chuyên gia tư vấn ô tô, bạn nên kiểm tra hệ thống điều hòa 1 năm 1 lần và bảo dưỡng 2 năm 1 lần với xe ít dùng. Với xe chạy dịch vụ, tài xế nên kiểm tra định kỳ 6 tháng 1 lần và bảo dưỡng 1 năm 1 lần
4. Những điều cần làm khi khi mang xe đi kiểm tra điều hòa định kỳ
+ Kiểm tra quạt gió, bên ngoài các dàn trao đổi nhiệt của hệ thống điều hòa không khí và làm sạch nếu cần.
+ Kiểm tra lượng ga lạnh và độ lạnh của xe khi bật hệ thống điều hòa ô tô.
+ Kiểm tra dây curoa dẫn động của máy nén.
+ Kiểm tra lọc gió cabin và thay mới nếu cần.
+ Kiểm tra các hiện tượng và tiếng kêu bất thường khác liên quan đến hệ thống điều hòa ô tô.
4.1. Quy trình bảo dưỡng điều hòa ô tô bao gồm
+ Tất cả những mục như kiểm tra định kỳ.
+ Kiểm tra độ kín của các bộ phận có thể bị rỏ rỉ ga lạnh.
+ Thay mới phin lọc.
+ Thay mới ga lạnh và bổ sung dầu bôi trơn.
5. Vệ sinh điều hòa ô tô như thế nào?
Ngoài kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ, vệ sinh điều hòa ô tô cũng là một điều quan trọng mà các tài xế không nên bỏ qua. Sau đây là các bước cần làm khi vệ sinh điều hòa ô tô.
6. Dấu hiệu cần bảo dưỡng điều hòa ô tô ngay lập tức
Các lỗi điều hòa ô tô thường gặp là liên tục đóng ngắt, bị đóng băng, phát ra tiếng kêu ồn,... Những trục trặc đó sẽ làm giảm khả năng làm mát, gây cảm giác khó chịu cho mọi người trong xe, việc phát hiện sớm các vấn đề sẽ giúp chủ xe nhanh chóng có phương pháp sửa chữa, tránh làm ảnh hưởng đến bộ phận khác.
6.1. Điều hòa ô tô đóng ngắt liên tục
Việc đóng/ ngắt điều hòa trên ô tô do các cảm biến và công tắc trên xe điều khiển. Nguyên nhân chính của việc điều hòa ô tô đóng ngắt liên tục là do áp suất gas trong hệ thống cao hơn so với khuyến cáo của nhà sản xuất. Khi cảm biến phát hiện áp suất gas không bình thường, hệ thống sẽ tự động ngắt ly hợp lốc điều hòa nhằm bảo vệ các bộ phận khác.
Với lỗi này, người dùng ô tô không thể tự mình sửa chữa vì không có thiết bị chuyên dụng. Giải pháp tốt nhất chính là mang xe ra garage để kiểm tra và sửa chữa.
6.2. Điều hòa ô tô bị đóng băng
Có một số nguyên nhân khiến điều hòa ô tô bị đóng băng, bao gồm:
+ Dàn lạnh ô tô bị bám bụi bẩn, không được vệ sinh định kỳ khiến gas lạnh không được lưu thông.
+ Quạt gió điều hòa bị hỏng, quay chậm, mòn cổ góp... dẫn đến thiếu gió thổi qua dàn lạnh.
+ Lọc gió điều hòa ô tô ít được vệ sinh nên bị bám cặn bẩn, tạp chất, làm giảm công suất hoạt động và không khí không được lọc sạch.
+ Khi thay mới, chủ xe chọn dàn lạnh ô tô không đúng chủng loại, sai thông số kỹ thuật hoặc dàn lạnh kém chất lượng.
+ Van tiết lưu bị hỏng, hoạt động kém, lắp đặt sai thông số kỹ thuật làm ảnh hưởng tới quá trình phun chất làm lạnh vào trong dàn lạnh điều hòa ô tô.
+ Gas lạnh trong hệ thống điều hòa xe hơi kém chất lượng hoặc bổ sung sai chủng loại, sai thông số kỹ thuật. Trong một số trường hợp, thiếu gas cũng dẫn đến hiện tượng ngưng tụ hơi lạnh, gây ra hiện tượng điều hòa ô tô bị đóng băng.
+ Dàn nóng, lốc điều hòa bị hỏng, hoạt động kém công suất.
+ Bộ điều khiển nhiệt độ và bộ cảm biến nhiệt độ của dàn lạnh điều hòa bị hỏng.
Khi thấy điều hòa ô tô bị đóng băng, bạn nên mang xe đến garage để kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời.
6.3. Điều hòa ô tô bị kêu
Có một số nguyên nhân khiến điều hòa ô tô bị kêu to, cụ thể như sau:
+ Quạt gió quá hạn sử dụng, làm việc quá công suất hoặc thậm chí bị gãy, gây hiện tượng rung và ồn.
+ Đường dẫn khí bị cong vênh, thủng, méo mó hoặc rạn nứt trong quá trình sử dụng.
+ Cần chuyển số của điều hòa ô tô chưa được gạt hết vị trí theo yêu cầu.
+ Đường lấy gió của điều hòa ô tô có nhiều góc lượn nhỏ, khi gió lớn cũng gây ra tiếng kêu bên trong.
- Bộ phận lọc gió quá bẩn.
Nếu bạn thấy điều hòa ô tô phát ra tiếng rít khi khởi động máy, nguyên nhân có thể do dây curoa động cơ. Nếu tiếng rít không xuất hiện khi khởi động máy mà thỉnh thoảng lại phát ra khi xe đang bật điều hòa thì có thể quạt thổi gió gặp vấn đề. Người lái có thể tắt điều hòa và chỉ bật quạt gió để kiểm tra xem có phải quạt thổi gió bị trục trặc hay không.
Nhìn chung, khi thấy điều hòa ô tô bị kêu bất thường, chủ xe nên đến các garage để kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục kịp thời, tránh những hỏng hóc nghiêm trọng hơn.
7. Kết luận
Trên đây là tổng hợp tất tần tật những gì liên quan đến điều hòa ô tô mà quý khách cần biết. Đặc biệt là những dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân cũng như cách xử lý khi có hỏng hóc, trục trặc xảy đến với hệ thống này. Hy vọng quý khách đã tìm thấy thông tin hữu ích trong bài viết này.
Nếu quý khách cần tư vấn bất kỳ thông tin nào về vấn đề bảo dưỡng và chăm sóc ô tô, hãy liên hệ ngay với Ô Tô Nhất Phát để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn miễn phí nhé.